Thursday, August 2, 2012

The Flowers Of war (2011) – Kim Lăng thập tam hoa




Phim, đáng sợ không phải là thể loại kinh dị, ma quỷ, chặt người ra từng khúc, “đáng sợ” là những phim xem xong mà làm cho người ta bị cuốn vào nội dung, có cảm giác như mình là 1 nhân vật, chứng kiện tận mắt sự việc và khi phim kết thúc để lại cái bí bách, cái cảm giác mà Lazy cũng chẳng biết gọi tên thế nào nữa. Ban đầu, Lazy chỉ định xem cho biết vì có đạo điễn Trương Nghệ Mưu và anh Batman Christian Bale :)).

 
Câu chuyện xảy ra ở Nam Kinh năm 1937. Giữa cảnh chiến tranh tên bay đạn lạc, John – mê rượu, mê gái đẹp – một người khâm liệm từ nước Mỹ xa xôi đến TQ “làm công chuyện”, mục đích cũng chỉ vì tiền để rồi vô tình bị cuốn vào thảm cảnh của Nam Kinh, của 16 nữ sinh nhà thờ Winchester và 14 kĩ nữ sông Tần Hoài.

Mở đầu phim là cảnh súng đạn, bom mìn, người giết người. Những người lính TQ phải xếp thành hàng lao thẳng vào phát xít Nhật, người đi trc làm bia đỡ cho người đi sau để người cuối cùng ôm bom mà lao vào xe tăng của quân địch. Chiến tranh là tàn khốc. Để tránh cái tàn khốc ấy, 14 kĩ nữ sông Tần Hoài phải tìm đến nhà thờ  – khu vực trung lập để lánh nạn. Thế là những con người tưởng chừng không liên quan đã tình cờ gặp nhau.


Những bộ phim chiến tranh thường có màu chủ đạo là đen, trắng, những tông màu ảm đạm nhưng nổi lên ở “The Flowers Of war” là khung kính nhiều màu sắc của nhà thờ, những vụn giấy màu bay lên không hay những bộ Xường xám màu sắc rực rỡ.


Sự đối lập được thể hiện khá nhiều trong phim: một sĩ quan Nhật mặc nguyên bộ quân phục ngồi chơi đàn, hát dân ca. Và ngay chính thân phận kĩ nữ - học sinh trong nhà thờ của mỗi nhân vật trong phim cũng là những sự đối lập, tương phản đến từng góc độ.


Lazy thích những phim có tình tiết hợp lí, vừa vặn một cách “đáng sợ” như “The Flowers Of war”. Giống như bao phim khác, những người lạ vô tình gặp nhau, ai cũng có hoàn cảnh, câu chuyện của riêng mình. John và Mặc Ngọc cũng thế. Câu chuyện của họ được kể ngắn gọn, ngắn đến mức đứng lên đi vệ sinh 1 lúc là ko kịp nghe luôn :)). Khi những kĩ nữ quyết định đi thay các nữ sinh đến doanh trại của lính Nhật, sự đối lập về thân phận từ lúc bắt đầu phim lại càng làm cho cảnh đàn hát cuối cùng của họ đẹp đến kì lạ. Đến việc John làm nghề trang điểm cho người chết cũng có cái lí của nó. Cảnh John trang điểm cho những kĩ nữ, giúp họ nhìn trẻ hơn để lừa quân Nhật làm cho kết cục của những “huyền thoại” sông Tần Hoài dù không được nhắc đến nhưng cũng khiến người ta thấy được cái ẩn dụ bên trong.


Lâu rồi mới có phim bắt Lazy ngồi liền gần 2 tiếng rưỡi mà không ngáp, không bỏ đi uống nước nửa chừng như thế, phim được đề cử giải “Quả cầu vàng” chứ đùa đâu :-j


No comments:

Post a Comment